Ung thư xương hiện nay rất hiếm gặp trong các loại ung thư. Tuy nhiên cũng không thể lơ là và
chủ quan. Đối với các trẻ vị thành niên rất dễ bị ung thư xương do di truyền hoặc biến đổi gen.
Sau ... đây là bài viết giúp bạn hiểu được Ung thư xương và nguyên nhân gây ung thư xương.
Ung thư xương là gì?
Ung thư xương xuất phát khi một khối u hoặc một khối mô bất thường hình thành trong cấu trúc
xương. Đây là một loại ung thư phức tạp, bao gồm sự biến đổi của ba loại tế bào: tạo xương, tạo
sụn và liên kết của mô xương. Ung thư xương có thể phát triển nguyên phát trong xương hoặc là
kết quả của việc di căn từ các bệnh ung thư khác, chẳng hạn như ung thư vú hoặc ung thư phổi.
Có một số loại ung thư xương phổ biến, bao gồm:
Sarcoma xương: thường xuất hiện ở các khu vực như đầu gối và cánh tay.
Sarcoma sụn: thường xuất hiện ở xương chậu, đùi và vai.
Ewing Sarcoma (ESFTs): thường xảy ra ở các khu vực như dọc xương sống, xương chậu, cẳng
chân hoặc cánh tay.
Tương tự như các loại ung thư khác, ung thư xương phát triển qua các giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn 1: khối u chỉ xuất hiện ở một vị trí cụ thể trên xương, không lan rộng sang các phần
khác của cơ thể.
Giai đoạn 2: tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ hơn nhưng vẫn giới hạn trong xương.
Giai đoạn 3: có thể xuất hiện nhiều khối u trên cùng một xương.
Giai đoạn 4: khối u đã lan rộng đến các phần khác của cơ thể.
Bất kỳ vị trí nào trên xương cũng có thể phát triển ung thư, nhưng xương dài như xương chày,
đùi, cánh tay và xương dẹt như xương vai, xương chậu thường là nơi mà triệu chứng của ung thư
xương được phát hiện sớm nhất.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư xương
Các khối u trong xương có thể phát triển tự nhiên (gọi là ung thư nguyên phát) hoặc lan từ các bộ
phận khác của cơ thể (gọi là ung thư thứ phát), thường nhất là từ ung thư vú hoặc ung thư phổi.
Trong trường hợp của ung thư xương nguyên phát, nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được chứng
minh một cách chính xác bởi các chuyên gia. Tuy nhiên, có một số yếu tố đặc biệt có thể góp phần
vào sự hình thành và phát triển các khối u bất thường trong xương:
Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình mắc các loại ung thư, đặc biệt là ung thư liên
quan đến xương hoặc sụn, thường có nguy cơ cao hơn để mắc phải ung thư xương.
Bệnh Paget: Đây là một loại rối loạn xương, gây ra sự phát triển không bình thường của xương
sau khi bị gãy.
Điều trị ung thư: Người đã tiếp xúc với các phương pháp điều trị như xạ trị, ghép tế bào gốc hoặc
sử dụng một số loại thuốc hóa trị cho các loại ung thư khác có nguy cơ cao hơn để mắc phải ung
thư xương.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư xương
Sau khi tiến hành kiểm tra tổng quát và thu thập thông tin về tiền sử bệnh của bệnh nhân và gia
đình, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một loạt các xét nghiệm nếu có nghi ngờ về việc bị ung thư
xương. Các phương pháp xét nghiệm sau đây được sử dụng để xác định giai đoạn phát triển của
ung thư và đưa ra chẩn đoán chính xác:
Chụp X-quang xương
Quét xương để đánh giá tình trạng của xương
Sinh thiết tuỷ xương, trong đó mẫu mô nhỏ từ tuỷ xương được lấy ra và phân tích để chẩn đoán
ung thư
Xét nghiệm máu
Chụp MRI và CT-scan để đánh giá chi tiết về cấu trúc xương
Ngoài ra, các chuyên gia còn lưu ý rằng quá trình chẩn đoán ung thư xương phụ thuộc vào giai
đoạn phát triển của bệnh. Các giai đoạn này mô tả vị trí, mức độ tiến triển và tác động của khối u
lên các bộ phận khác trong cơ thể. độ tiến triển và sự ảnh hưởng của khối u đến các bộ phận
khác của cơ thể.
Các biện pháp điều trị/chữa ung thư xương
Nhiều người khi bị mắc ung thư xương thường cảm thấy lo lắng và không biết liệu bệnh có thể
chữa khỏi hay không. Thực tế, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể điều trị
được. Có nhiều phương pháp điều trị ung thư xương và việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc
vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bao gồm tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể, giai
đoạn của bệnh, kích thước và vị trí của khối u.
Hiện nay, có ba phương pháp chính được sử dụng để điều trị ung thư xương:
Phẫu thuật: Đây là phương pháp giúp loại bỏ khối u và ngăn chặn sự lây lan của ung thư. Tuy
nhiên, quá trình hồi phục sau phẫu thuật thường mất thời gian.
Hóa trị: Sử dụng hóa chất và thuốc đặc trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có thể được sử dụng
để thu nhỏ kích thước của khối u trước khi phẫu thuật hoặc để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót
lại sau phẫu thuật.
Xạ trị: Sử dụng tia X năng lượng cao để ngăn chặn sự phát triển và phá hủy tế bào ung thư. Tuy
nhiên, phương pháp này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và có thể làm hại đến sức khỏe của
bệnh nhân sau điều trị.
Ngoài ra, cắt lạnh cũng là một phương pháp được sử dụng, trong đó dung dịch nitơ được sử dụng
để làm đông lạnh tế bào ung thư. Phương pháp này đôi khi được sử dụng thay thế cho phẫu thuật
truyền thống để tiêu diệt khối u.
#ungthuluoi, #dieutriungthuluoi, #ung thu luoi la gi, #nhathuochongduc

Đăng bởi nhathuochongduc
avatar
Giá
1 đ
Điện thoại
0901771516
Địa chỉ
134/1 Tô Hiến Thành, Phường 15
Quận Thủ Đức
Hồ Chí Minh